Giám đốc Yahoo! Việt Nam Vũ Minh Trí cho Đất Việt biết, tuần qua ông nhận được phản ánh từ rất nhiều người sử dụng Yahoo! Messenger vì bị lừa đảo lấy mất nick.
Hình thức lừa đảo này không dùng kỹ thuật mà lợi dụng sự tin tưởng của những người trong 'buddies list'.
"Kẻ xấu sau khi lấy được nick và pass của một người dùng, đã vào chat với bạn bè trong list đó và…hỏi xin password yahoo với nhiều lý do như không vào được hộp thư Yahoo! Mail mà cần gửi mail gấp", ông Trí cho biết.
Nạn nhân "tự nguyện" cung cấp password cho kẻ lừa đảo. Ảnh minh họa.
Sau khi đã mượn được password yahoo, kẻ xấu sẽ đổi password rồi tiếp tục đi lừa đảo những người khác. Tình trạng cứ thế tiếp diễn thành một chuỗi lừa đảo liên tiếp.
Với nhiều người, email được dùng để nhận và gửi nhiều thông tin giao dịch rất quan trọng và nhạy cảm. Kẻ đánh cắp password có thể sẽ lợi dụng tài khoản này làm nhiều việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, tài chính hoặc danh dự của người mà chúng mạo danh.
Người ăn cắp mật khẩu hiện có thể dùng email để lừa tiền bạc nhiều người thân khác họ hoặc gửi những lời lẽ thô tục, thóa mạ một cách bừa bãi tới bạn bè trên list Yahoo! Messenger.
Lý giải về nguyên nhân hiện tượng, Vũ Minh Trí cho biết, việc mất password không phải do loại virus nào tấn công mà chủ yếu do người dùng mất cảnh giác. Khi đăng nhập vào Yahoo! Messenger ở các quán internet, họ đã vẫn để dấu tích ở ô Remember my ID & password. Người ngồi tiếp theo ở máy đó sẽ dễ dàng đăng nhập vào tài khoản của người trước chỉ với nút Sign in.
Để lấy lại password, ông Trí đưa ra lời khuyên: cần click vào mục Forgot your password để trả lời câu hỏi đặt sẵn từ khi tạo một account của Yahoo!
Trong trường hợp, kẻ cắp password đã thay đổi được nội dung trong profile của account thì cần:
1. Ngay lập tức điện thoại cho những bạn bè thân thiết, những người có nick trong list, càng nhiều càng tốt để cảnh báo cho mọi người.
2. Nhờ bạn bè send message trong list group của họ để cảnh báo điều này đến mọi người, tránh tình trạng bị mất nick lan truyền.
3. Tạo nick mới và add những người bạn của bạn, khuyến cáo họ ignore nick kia.
Để tăng thêm sự tin tưởng, kẻ xấu có thể sẽ bịa ra và chia sẻ những "bí mật cá nhân" hòng lấy được niềm tin của nạn nhân. Một người sau khi đã lấy lại password đã cung cấp đoạn chat lưu trong Message Archive:
Kẻ lừa đảo: dung vay em a
Kẻ lừa đảo: chi co thai 3 tuan roi
Kẻ lừa đảo: dang lo ba buon lam day
Kẻ lừa đảo: voi ban trai chi
Kẻ lừa đảo: em ah
Kẻ lừa đảo: em biet giu kin dum chi nha
Kẻ lừa đảo: chi co thai 3 tuan roi
Thật Khó Ngờ Đc Lại Có Thể Loại Nài Nữa !